Read more »
Hạt Zeolite là một loại khoáng chất silicat nhôm hay còn gọi là aluminosilicat của một số kim loại có hệ thống mao quản đồng đều chứa các cation nhóm I và II. Zeolite có cấu trúc dạng khung, trong đó các ion kim loại kiềm hoặc kiềm thổ được giữ lại trong các lỗ và hốc.
Thông tin chi tiết sản phẩm về hạt lọc này
Tên sản phẩm: Zeolite hạt, Zeolite bột
Công thức hóa học: Na12 (-(AlO2)(SiO2))12-H2O
Quy cách: 25Kg /bao
Ngoại quan: dạng hạt, màu xám hoặc màu xanh nhạt.
Ứng Dụng: dùng sử lý nước cứng, nuôi trồng thủy sản, lắng các chất lơ lửng. Ổn định pH, hấp thụ các chất độc hại trong ao cải thiện chất lượng nước ao, cải tạo đáy ao giúp tôm dễ lột xác, phát triển tốt.
Bảo quản: để nơi thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp
Tính chất vật lý:
- Trạng thái vật lý: Dạng hạt.
- Màu sắc: Nâu sẫm, xanh nhạt, xám nhạt...
- Dung trọng (gm/cc): 1.1
- Sự phân bố hạt (mm):
+ Chất lượng cao: 0.8 – 1.5
+ Chất lượng bình thường: 1.5 – 3.0
- Hệ số đồng nhất: 1.7
- Khả năng hoạt động:
+ Hoạt động gián đoạn: 1.60 gm.Fe/L (phút)
Hạt Zeolite có các đặc tính sau:
Khả năng trao đổi ion: Zeolite có khả năng trao đổi các ion kim loại kiềm hoặc kiềm thổ với các ion khác. Khả năng trao đổi ion của hạt này phụ thuộc vào loại zeolit và kích thước của các lỗ và hốc.
Khả năng hấp phụ: Zeolite có khả năng hấp phụ các chất ô nhiễm, bao gồm các chất hữu cơ, vô cơ và các chất phóng xạ. Khả năng hấp phụ của sản phẩm phụ thuộc vào kích thước của các lỗ và hốc.
Khả năng bền nhiệt: Zeolite có khả năng chịu nhiệt cao, lên đến 1000°C.
Khả năng chống ăn mòn: Zeolite có khả năng chống ăn mòn tốt.
Zeolite là gì?
Zeolite là gì, nó là một khoáng chất silicat nhôm hay còn gọi là aluminosilicat của một số kim loại có hệ thống mao quản đồng đều và chứa các cation nhóm I và II.
Công thức hóa học của zeolite là: Mx/n[(AlO2)x(SiO2)y].zH2O.
Trong đó:
M: Kim loại hóa trị n.
y/x: Tỉ số nguyên tử Si/Al, tỉ số này thay đổi tùy theo loại zeolite.
z: số phân tử H2O kết tinh có trong zeolite.
Hiện các hạt zeolite có kích thước từ 1.000-5.000 nm và trong tương lai chúng sẽ giảm kích thước hạt tới dưới mức 100 nm để tạo ra các vật liệu nano, zeolite nhằm tăng khả năng ứng dụng của vật liệu này.
Zeolite là gì? Chúng là khoáng chất mang đến nhiều ứng dụng và giải pháp hữu ích trong rất nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Thế nhưng, không dừng lại ở đó, chúng còn được sử dụng để tạo ra các vật liệu xốp có kích thước lớn hơn giúp hấp thụ chất màu trong nước thải nhuộm và là các hợp chất hữu cơ phân tử lớn trong thời gian tới.
CÁCH SỬ DỤNG ZEOLITE VÀO NGÀNH THỦY SẢN
Sản phẩm là hợp chất khoáng sét, được sử dụng rất phổ biến trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt trong nuôi thâm canh tôm, cá. Đặc tính ưu việc của zeolite là khả năng hấp phụ các kim loại, amonia (dạng NH3, N – NH4 +), H2S, NO2, .., các chất độc cho tôm cá thường có trong ao nuôi, tham gia đảo nước và cung cấp oxy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy rằng là tác dụng của vật liệu này có nhiều biến động theo các điều kiện sinh thái khác nhau, trong đó, khả năng hấp phụ NH3 của sản phẩm thay đổi rất lớn theo độ mặn của nước.
Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả, Trường Đại học Cần Thơ, thí nghiệm đối với Zeolite tự nhiên, dạng hạt, có hàm lượng SiO2 > 70%, cho thấy là:
(1) Nồng độ oxy hòa tan tăng sau xử lý zeolite 2 giờ. Kết quả này do zeolite có cấu trúc là những túi rỗng, bên trong có chứa không khí, khi tiếp xúc với nước, nước tràn vào lấp đầy các khoảng trống, đẩy không khí ra ngoài tạo nên hiện tượng sủi bọt li ti, gia tăng khả năng hòa tan của oxy vào trong nước.
(2) Trong điều kiện thí nghiệm: Khi xử lý zeolite trong nước ngọt: tổng lượng amonia (bao gồm NH3 và N-NH4+) giảm 42,2% so với ban đầu sau 2 giờ xử lý, sau đó tiếp tục giảm nhanh đến 86% sau 4 giờ xử lý và giảm đến 90% sau 12 giờ xử lý; Khi xử lý zeolite trong nước có độ mặn 5 – 25%o, tổng lượng amonia giảm cao nhất sau 8 giờ xử lý, sau đó khả năng hấp phụ amonia của zeolite bị suy giảm thấy rõ, lượng amonia trong ao gần như không thay đổi. Mặt khác, khi độ mặn càng tăng thì khả năng hấp phụ amonia của zeolite càng giảm. Với độ mặn 25%o, tổng lượng amonia chỉ giảm 28% sau 8 giờ xử lý và sau 14 giờ xử lý, tổng lượng giảm 29%, tỉ lệ giảm này chỉ bằng 1/3 trong nước ngọt (90%).
(3) Trong điều kiện nuôi: Sau 16 giờ xử lý zeolite, tổng lượng amonia giảm được 60% trong nước ngọt, giảm 20% trong nước có độ mặn 20%o giảm được 10% trong nước có độ mặn 25%o. Như vậy, sau 16 giờ xử lý, trong nước ngọt, lượng amonia được hấp phụ bởi zeolite cao gấp 3 lần trong nước có độ mặn 20%o và gấp 6 lần trong nước có độ mặn 25%o.
(4) Lượng amonia được hấp phụ bởi zeolite trong điều kiện nuôi thấp hơn trong điều kiện thí nghiệm, do trong ao nuôi thâm canh, lượng vật chất hữu cơ hòa tan tăng theo thời gian nuôi và làm giảm hiệu quả quả hấp phụ của zeolite. Mặt khác, khi xử lý, zeolite lắng xuống, nhanh chóng bị bao phủ bởi các chất lắng tụ nền đáy và các chất lơ lững trong cột nước đã làm giảm sự hấp phụ các ion trong cột nước của zeolite.
Như vậy, trong nuôi thủy sản, zeolite có khả năng hấp phụ amonia, nhưng khả năng hấp phụ này tốt nhất trong môi trường nước ngọt, khi độ mặn của nước càng tăng, khả năng hấp phụ amonia của zeolite càng giảm bởi vì khả năng hấp phụ amonia của zeolite bị kiềm chế mạnh bởi các cation hòa tan trong nước lợ. Trong điều kiện thí nghiệm, 1 g zeolite có khả năng làm giảm 0,12 mg amonia. Zeolite có tác dụng làm giảm amonia sau 8 – 12 giờ xử lý, sau thời gian trên, khả năng hấp phụ của zeolite hầu như không còn nữa. Do đó, zeolite nên được sử dụng trong trường hợp lượng amonia tăng đột ngột (> 2 mg/l) và cần chú ý amonia càng độc khi pH và nhiệt độ nước càng cao.